Mục lục
Công tác Bảo trì bảo dưỡng phương tiện thiết bị hệ thống PCCC rất quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo hiệu quả của hệ thống PCCC trong các tòa nhà, cơ sở công nghiệp và công trình dân dụng. Hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc Bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC giúp cho hệ thống, các trang thiết bị luôn hoạt động đúng cách trong trường hợp cần thiết. Đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng để đáp ứng mọi tình huống nguy hiểm để bảo vệ tính mạng con người, tài sản và môi trường khỏi nguy cơ cháy nổ.
Phát hiện sớm các hỏng hóc và khắc phục kịp thời là một lợi ích quan trọng nhất trong công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC. Bởi vì, khi các kĩ thuật viên tiến hành kiểm tra và rà soát các trang thiết bị trong hệ thống PCCC (ví dụ: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, Sprinkler, FM200, tủ vòi lăng phun,..v.v.) sẽ dễ phát hiện sớm các nguy cơ hư hỏng, rò rỉ,.. Từ đó có báo cáo và phương án khắc phục ngay lập tức => Tránh được những rủi ro to lớn kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí cho Chủ Đầu Tư, tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống và an toàn cho con người.
- Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
- Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25/3/2014);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo quản, bao tri PCCC, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Vệ sinh Kiểm tra quan sát trực quan hệ thống các đầu phun chữa cháy Sprinkler, xem và đánh giá các tình trạng: hoen-rỉ sét, va đạp-cấn móp. Từ đó có kế hoạch sửa chữa, thay thế sớm để khắc phục.
Sau khi kiểm tra xong nên khởi động chạy máy bơm PCCC 5-15 phút để theo dõi và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống.
- Kiểm tra trạng thái của các máy bơm: có bị quá nhiệt không; tốc độ quay có bình thường không; có tiếng kêu lạ không; kiểm tra xem máy có bị rò điện không;
- Kiểm tra các cảm biến áp suất đường ống, bình giãn áp;
- Kiểm tra ắc quy : điện áp, mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình;
- Kiểm tra các van khóa đường đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng;
- Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không;
- Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước;
- Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng;
- Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không;
- Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không;
- Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không;
- Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto );
- Kiểm tra CB tổng, CB điều khiển bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON;
- Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không;
- Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
Các thiết bị cơ bản trong hệ thống chữa cháy xả khí gồm: Trung tâm điều khiển xả khí, các đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn xả khí, nút nhấn hủy xả khí, chuông, còi đèn,..Và Cụm bình khí FM200 kèm van phụ kiện đường ống dẫn xả khí hoặc Bình chứa khí Aerosol.
Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường, đảm bảo cho sự an toàn của con người cũng như tài sản cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống. Vậy quy trình bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy khí thực hiện theo những bước cụ thể sau:
- Việc đầu tiên là tìm đến nguồn tủ điện phân phối để tiến hành cắt điện tạm thời để tiếp tục các công việc tiếp theo.
- Vệ sinh tất cả các thiết bị đèn EXIT và EMERGENCY. Xem tình trạng có bị hư hỏng Led, Pin hoặc rỉ sét. Đo kiểm điện áp và dòng điện của ắc quy.
- Cấp lại nguồn điện 220VAC và theo dõi hoạt động sau khi hoàn thành công việc. Báo cáo chi tiết về tình trạng hư hỏng và phương án thay thế sửa chữa.
- Đào tạo và huấn luyện nhân viên bảo trì hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống. Thông qua quá trình đào tạo, nhân viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và xử lý các tình huống khẩn cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Họ sẽ biết cách sử dụng thiết bị PCCC một cách đúng đắn và an toàn, từ việc kích hoạt báo cháy đến cách sử dụng máy bơm chữa cháy.
- Ngoài ra, nhân viên bảo trì hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu suất của hệ thống. Thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ, họ có thể phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề tiềm ẩn, giúp hệ thống hoạt động ổn định và đáng tin cậy trong mọi tình huống. Đồng thời, nhân viên bảo trì cũng có vai trò trong việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho nhân viên khác về cách bảo vệ và duy trì hệ thống PCCC, từ đó tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo cho tất cả nhân viên.